CÁC VẤN ĐỀ VỀ NẤM MÈO
Chúng ta đều biết nấm là một trong nhiều căn bệnh da liễu khá quen thuộc đối với con người. Có rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan khiến cho con người bị nhiễm nấm. Nhưng điều mà ít người trong chúng ta biết đó là việc tiếp xúc với mèo – loài vật nuôi đáng yêu của nhiều gia đình cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm bệnh nấm mèo. Căn bệnh này sẽ có những biểu hiện khá cụ thể trên làn da và để chữa bệnh nấm mèo thì bạn cần phải tuân thủ theo đúng quy trình. Bài viết ngay dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa căn bệnh này.
- Bệnh nấm ở mèo
Nguyên nhân: Khí hậu nóng ẩm là điều kiện lí tưởng để nấm phát triển. Nếu mèo không được sưởi nắng, sấy khô sau khi tắm, môi trường ẩm ướt thì rất dễ mắc bệnh nấm da.
Mèo của bạn có thể lây từ con mèo khác mang bệnh khi chúng tiếp xúc với nhau.
Nếu bạn tắm quá nhiều cho mèo sẽ làm giảm chất bã nhờn kìm nấm trên da thì cũng có thể dẫn đến bệnh này.
Triệu chứng: Mèo bị nấm thường ngứa ngáy, khó chịu, lông bị rụng thành những mảng lớn.
Xuất hiện các lớp tế bào chết ( Gàu ), có thể đóng thành vảy, thành lớp, có mùi hôi, da bị kích ứng, mẫn đỏ.
Khu vực lông rụng có hình tròn, bầu dục, có màu đỏ hoặc sẫm màu do thay đổi sắc tố da.
Phòng bệnh: Thường xuyên cho mèo tắm nắng, vệ sinh sạch sẽ nơi nuôi mèo.
Nuôi mèo ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm mốc.
Vệ sinh, khử trùng đồ chơi, dụng cụ hỗ trợ, lồng nuôi, lông mèo khi bị rụng.
Sau khi tắm phải sấy khô lông.
Những con mèo bệnh nên cách ly với các bé mèo khác để tránh lây lan bệnh.
Không mua mèo chưa rõ nguồn gốc.
Không tiếp xúc trực tiếp với mèo bị nấm mà nên đeo găng tay.
Trị bệnh: Khi mèo bị nấm nên cạo lông để tránh tình trạng lan rộng và dễ bôi thuốc và kiểm soát bệnh.
Vệ sinh sạch sẽ chỗ bị nấm.
Một số loại thuốc đặc trị bôi nấm là: Nizoral, Kentax, Ketoconazol, Fungikur, Biopirox, mỡ kẽm oxyd – dùng 1-2 lần/ ngày.
Trường hợp nặng có thể kết hợp với các loại thuốc uống và bổ gan để tăng hiệu quả điều trị.
Nên đeo loa cho mèo, để mèo không liếm phải thuốc bôi.
Tắm cho mèo 1-2 lần/ tuần bằng lá trà xanh, chanh tươi hoặc mua sữa tắm nấm về để tắm cho mèo.
Không tắm bằng xà phòng vệ sinh vùng bệnh trước khi bôi thuốc.
Bạn có thể mang đến các phòng khám thú y để được điều trị tốt nhất.
- Bệnh nấm mèo ở người
Đối với con người khi bị nhiễm bệnh nấm mèo, trên cơ thể con người sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ nổi lên ở những vùng da khác nhau như tay, chân, cổ, lưng…khiến cho người bị mắc bệnh trở nên tự ti về ngoại hình, thẩm mỹ của mình. Đó còn chưa kể đến những khó chịu khác về sức khỏe mà loại bệnh này mang đến cho người mắc bệnh.
Con đường lây lan chính của bệnh nấm mèo sang người đó là thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với những chú mèo bị nhiễm bệnh như qua việc âu yếm, hôn hít, vuốt ve hay qua việc người nằm ngủ chung với mèo. Ngoài ra thì việc tiếp xúc, sử dụng chung đồ đạc như ga giường, khăn tắm, gối ngủ, lược…với mèo bị nhiễm bệnh cũng có thể khiến cho bệnh lây lan. Do đó việc chữa bệnh nấm mèo ở người là rất quan trọng và cấp thiết.
Phòng chống và chữa trị:
Không ôm ấp, hôn hít chó mèo hay để trẻ ôm ấp, hôn hít chó mèo.
Không để trẻ bò lê la dưới sàn nhà khi trong nhà có nuôi chó mèo.
Không để chó mèo vào phòng ngủ, phòng chơi của trẻ.
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh lông chó mèo rụng rồi bay khắp nhà dính lên giường chiếu, quần áo, chăn nệm.
Thường xuyên tắm chó mèo sạch sẽ.
Chúng ta cũng phải thường xuyên vệ sinh cá nhân, vì mồ hôi ẩm ướt làm bở lớp sừng của da, cọ xát gây sung huyết, trợt da, nhất là thiếu vệ sinh ít được tắm giặt để cho nha bào của nấm bám vào da có đủ thời gian nảy nở thành sợi nấm.
Giặt, luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi.
Quy trình chữa bệnh nấm mèo ở người đối với căn bệnh này tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Nếu bị dạng nhẹ thì bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc bôi mỡ, thuốc nước hoặc thuốc dạng bột để chống nấm như Clotrimazole, Terbinafine hoặc Miconazole. Kết hợp với đó là một số loại thuốc kê đơn khác.
Còn nếu trong trường hợp bị nhiễm nấm da nặng thì bạn sẽ được kê đơn sử dụng cả thuốc bôi lẫn thuốc uống. Nhưng trường hợp này còn phải căn cứ vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của người bệnh.