GIUN ĐŨA

          GIUN ĐŨA

1. Đặc điểm bệnh giun đũa 
– Bệnh giun đũa do 2 loài giun tròn gây ra là Toxocara canis, và Toxascaris leonina gây
nên. Giun ký sinh ở ruột non, dạ dày hoặc có khi di hành lên các cơ của chó.
– Hình thái của giun:


+ Toxocara canis: giun màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng; có cánh
đầu rộng, giữa thực quản và ruột có dạ dày nhỏ. Giun đực dài 5-10cm, đuôi
cong hơi tù, có cánh đuôi và 1 đôi gai giao hợp dài bằng nhau. Còn giun cái dài
9-18cm, đuôi thẳng. Trứng giun hơi tròn, vỏ trứng lỗ chỗ như tổ ong, màu
vàng, kích thước 0.08-0.085 x 0.064-0.072mm.
+ Toxascaris leonina: giun màu vàng nhạt, cánh đầu rất hẹp, hơi cong về phía
lưng. Giun đực dài 4-6cm, đuôi nhọn không tù như T.Canis, không có cánh
đuôi, có 1 đôi đai giao hợp dài bằng nhau (1.2-1.5mm). Giun cái dài 6.5-10cm.
Trứng giun hơi tròn, vỏ ngoài nhẵn, đường kính 0.075-0.085mm

2. Vòng đời


– Đối với giun Toxocara canis: giun cái sau khi đẻ trứng, trứng theo phân ra
ngoài, sau 5 ngày thì trứng nở thành ấu trùng. Khi chó nuốt phải ấu trùng này
thì ấu trùng nở ra, theo máu về gan, khí quản và cuối cùng về ruột để phát triển
thì giun trưởng thành. Một số ấu trùng sau khi vào cơ thể không về ruột mà di
hành lên các cơ như cơ lưỡi, cơ thực quản để tạo kén. Ấu trùng cũng có thể
truyền từ chó mẹ sang chó con qua sữa đầu hoặc nhiễm vào nhau thai.
– Đối với giun Toxascaris leonina: cũng tương tự như T.canis, trứng giun cũng
theo phân ra ngoài, gặp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, sau 3 ngày phát triển
thành trứng có sức gây bệnh. Chó nuốt phải thì trứng nở thành ấu trùng và sau
3-4 tuần phát triển thành giun trưởng thành.

3. Triệu chứng
– Con vật bị gầy gò, chậm lớn, thiếu máu. Ăn kém, nôn mửa, táo bón, sau thì bị
tiêu chảy. Bụng chứng to do đồ ăn không xuống được do bị giun chèn ruột,
lông xù lên. Có khi có triệu chứng giống như động kinh hoặc bệnh dại.
4. Bệnh tích
– Mổ khám phần ruột sẽ tìm được giun trưởng thành bám vào dưới niêm mạc
ruột, số lượng nhiều sẽ làm chèn ép ruột làm cho đồ ăn không tiêu hóa được và
gây sình bụng. Mổ khám phần cơ lưỡi và cơ thực quản, bóp vào sẽ nghe tiếng
bể của kén giun.

5. Chuẩn đoán


– Đối với chó còn sống: xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng
giun đũa. Phân biệt trứng của 2 loài giun trên bằng hình thái bên ngoài; đồng
thời theo dõi triệu chứng lâm sàn của chó để xác định mức độ nặng nhẹ của
bệnh.
– Đối với chó đã chết: mổ khám phần ruột để tìm giun dưới niêm mạc ruột, và
mổ khám phần cơ lưỡi, cơ thực quản để tìm kén giun.
6. Phòng bệnh

– Thực hiện vệ sinh khử trùng môi trường sống của chó.
– Xử lý sạch sẽ phân chó, không cho chó tiếp xúc với phân của mình hoặc chó
khác.
– Cho chó ăn, uống thức ăn an toàn vệ sinh. Không ăn đồ ăn đã rơi xuống đất.
– Tránh cho chó nằm nghỉ ở nơi đi vệ sinh, không đảm bảo sạch sẽ.
– Thực hiện tẩy giun định kỳ cho chó và nhất là chó cái trước khi sinh con để
tránh lây từ mẹ sang con.

Nguồn: Thú Y_Pet Shop BTM
🏥Khám điều trị các loại bệnh cho thú Cưng (24/7)
👍 cung cấp phụ kiện thú cưng
🏠 khách sạn thú cưng
🤩 Cắt tỉa làm đẹp cho thú cưng
🏆 Nhận đào tạo học viên
📱 093 71 73 188
🐶🐈 135/31 Nguyễn Hưu Cảnh. P22. Bình Thạnh . TP HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *