Vì Sao chó tắm rồi nhưng vẫn hôi

VÌ SAO CHÓ TẮM RỒI NHƯNG VẪN HÔI

Chó bị hôi… hôi đến mức nhà bạn, người bạn, đồ đạc của bạn cũng bị ám mùi?

Những chó cảnh như Poodle, chó Cocker,Chó Bắc Kinh, Chó Phốc sóc,  chó Pug hay các dòng chó lớn như Alaska, husky, samoyed… mặc dù đã tắm sạch cho chó rồi nhưng bạn vẫn thấy mùi hôi từ chó?? Hãy cùng BTM PET SHOP tìm hiểu nguyên nhân xử lí tình trạng này nhé

1.Vệ sinh cho chó chưa được sạch ?

Bạn nghĩ tắm cho chó rất đơn giản nhưng thật sự bạn đã biết cách tắm cho chó chưa? khi tắm bạn chưa để ý tới các vùng quan trọng hay bị bẩn ở cún như tai, các kẽ móng chân, bụng. Những vị trí trên là nơi tập kết của các vết bẩn nhất là vùng tai. Bạn cần phải nhổ và cắt tỉa sạch lông tai dùng bông tăm thấm nước muối rồi lau sạch vùng tai của chó đi là được.

2. Do chưa vắt tuyến hôi cho chó

Đa phần mùi hôi của chó là do tuyến hôi phát ra. Vậy tuyến hôi nó nằm ở đâu và cách thực hiện khắc phục tình trạng này như thế nào ?

– Tuyến hôi của chó nằm ngay ở lỗ hậu môn của chó.  Nó còn gọi là túi hậu môn hoặc các tuyến hậu môn. Tại đây có một số chất có mùi khi túi đầy chất lỏng. Và trước khi tắm cho chó, bạn cần thực hiện thao tác vắt tuyến hôi để giải phóng chất lỏng này ra ngoài và làm sạch mùi trên có thể chó.

– Cách thực hiện vắt tuyến hôi cho chó: bạn cứ hình dung tuyến hôi nằm ngay ở phía dưới hậu môn, bạn đưa 2 ngón rồi bóp nhẹ phần dưới hậu môn. Động tác giống như nặn mụn trứng cá thôi, để cho tuyến nhờn trong túi tuyến mồ hôi chảy ra ngoài theo lỗ hậu môn.Nên thực hiện ít nhất 2 lần / tháng, mỗi lần tắm nên thực hiện vắt tuyến hôi nhé

3. Không cắt tỉa lông Chó

Chó cần được chải lông mỗi ngày và cắt tỉa lông ít nhất 1-2 lần/ tháng. Chải lông sẽ lấy đi bụi bẩn, lông rụng. Việc này tuy đơn giản nhưng cũng góp phần không ít trong giảm mùi hôi ở thú cưng.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nước tiểu của chó có mùi khai hơn bình thường, kèm theo một số biểu hiện khác như: tần suất đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, nước tiểu có lẫn máu,… rất có thể chó gặp vấn đề về đường tiết niệu. Đây là những dấu hiệu của bệnh lý không thể xem thường được, bạn cần phải đưa thú cưng đi khám sớm nhất có thể

5.Vấn đề về tiêu hoá Chó bị đầy bụng

Khó tiêu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng hoặc phân nặng mùi. Giải pháp: Bổ sung men tiêu hoá. Hạn chế cho chó ăn những thức ăn có thành phần nhiều bột (bột thịt, bột bắp, bột đậu nành,…)

6.Viêm tai

Nếu mùi hôi nhẹ tức là chó cần được lấy ráy và làm sạch tai. Nếu mùi hôi nặng, ráy tai có chất nhầy, màu sắc khác thường dù thường xuyên vệ sinh thì có khả năng chó bị viêm tai. Lúc này, bạn nên đưa bé đi khám

7.Các vấn đề về da Bã nhờn, dị ứng, nấm, viêm da

Các vấn đề về da có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn trên da và lông, gây ra mùi hôi. Điều này khiến cho chó cảm thấy khó chịu, chúng sẽ thường xuyên liếm, gãi quá mức dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp, làm cho mùi hôi nặng thêm. Giải pháp: Sử dụng các loại dầu gội hữu cơ để tránh gây kích ứng da. Dùng xịt khử mùi dưỡng lông để kiểm soát mùi hôi khi cần.

Tham khảo dịch vụ tại BTM PET SHOP 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *